Thung Nai cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 25km và cách Hà Nội khoảng 110km Đường vào Thung Nai đi lối cảng Bình thanh, bám dọc theo sông Đà rộng lớn Từ Hà Nội đến với thành phố Hòa Bình không khó khăn chút nào vì đường quốc lộ 6 đã được làm đẹp đẽ, dễ dàng. Sau gần hai tiếng đồng hồ chạy trên đường, ghé thăm đập thuỷ điện sông Đà nằm, chạy tiếp khoảng 5km thì rời đường lớn rẽ vào một con lộ nhỏ. Đường vào Thung Nai đi lối cảng Bình thanh, bám dọc theo sông Đà rộng lớn, uốn lượn lên xuống với hơn 10km ta dọc theo núi cho đến trung tâm xã là hết đường xe, tại đây có một bến thuyền khá to.
Thung Nai giống một Vịnh Hạ Long trên cao với nhiều hoang đảo Đến Thung Nai không có nhiều chỗ chơi, nhưng cảnh đẹp thì không thiếu bởi khi thủy điện Hòa Bình hoàn thành, nước sông Đà dâng ngập các thung lũng lên tận lưng chừng những đỉnh núi, tạo nên các đảo nhỏ rất đẹp. Bởi vậy mới có người ví Thung Nai giống một Vịnh Hạ Long trên cao với nhiều hoang đảo. Ở Thung Nai không chỉ có cảnh đẹp mà còn có nhiều điểm di tích lịch sử văn hóa.
Bản Ngòi Hoa, một bản người Mường hoang sơ Sáng. Chợ nổi Thác Bờ họp phiên chủ nhật không quá ồn ã tấp nập. Chợ là nơi thông thương của các ghe thuyền trên khắp mặt hồ về đây. Người ta mang đến những sản vật được đánh bắt từ đêm hôm trước. Điểm đến đầu tiên của bạn có thể là đền Thác Bờ. Đền nằm trên địa phận xóm phố Bờ, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc thờ bà chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao (không rõ tên). Tương truyền, hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất, hai bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hòa nên nhân dân đã phong hai bà làm thánh và lập đền thờ phụng từ đó.Quanh các ngôi đền có các mế người dân tộc bán các thứ thuốc lá, rễ cây, măng khô phơi gác bếp. Đặc biệt, ở đây còn có lá cây xạ đen phơi khô đun lên làm nước uống thay nước lọc, có tác dụng giã rượu, giải độc, mát gan có tác dụng giã rượu. Cách đền độ một giờ đi thuyền có bản Ngòi Hoa, một bản người Mường hoang sơ. Một đảo nhỏ khác mang tên đảo Quạ vì đây là điểm đàn quạ hay dừng chân.
Những tia nắng cuối ngày biến cả lòng hồ biến thành một màu tím huyền ảo Khung cảnh trở nên lãng mạn và êm đềm Chiều. Từ trên cao nhìn xuống, sông Đà bị ngăn dòng làm thuỷ điện, nước dâng lên ngập các thung lũng, những đỉnh núi cao trước đây biến thành những hòn đảo nhỏ, nhấp nhô trên mặt hồ xanh ngắt. Trong khung cảnh hoàng hôn đang dần buông xa xa, cả lòng hồ biến thành một màu tím huyền ảo. Những tia nắng cuối ngày phản chiếu ánh chói lọi xuống lòng hồ như một tấm gương phẳng lặng. Vài ba chiếc thuyền rẽ sóng khiến khung cảnh càng trở nên lãng mạn và êm đềm. Bến Thung Nai nhỏ hơn bến Bình Thanh.
Bạn có thể thuê một chiếc thuyền nhỏ chạy giữa lòng hồ Đêm. Ánh trăng bàng bạc chiếu sáng mặt hồ, tạo nên khung cảnh lung linh huyền ảo. Vài chiếc thuyền tách bến buông cần, thanh tao, nhàn nhã. Thuê một chiếc thuyền nhỏ chạy giữa lòng hồ, giữa thinh không vắng lặng, giữa ánh trăng giát bạc, thong thả nhấm nháp chút rượu lạt với món cá chua đậm đà hay con cá ngạnh nướng thơm phức vừa câu dưới hồ lên, câu chuyện thưa nhặt, tiếng con cá quẫy nước cũng đủ làm cả không gian yên tĩnh ấy giật mình. Người Mường có tục, con cá nướng chín rồi, ai là chủ cuộc vui sẽ khai mào bằng việc ăn bong bóng cá, rồi sau đó những người khác mới được ăn. Sương đêm giăng mắc, trăng đêm mờ tỏ, mặt hồ mong manh sương khói, thấp thoáng bồng bềnh những núi đồi khiến người ta có cảm giác mình đang trôi giữa chốn bồng lai.
Mặt hồ mong manh sương khói, thấp thoáng bồng bềnh những núi đồi Dân trên diễn đàn "phượt" (phuot.com) thường kháo nhau, đến Thung Nai mà không ăn, nghỉ thưởng thức món ăn mang đậm phong vị Mường ở nhà hàng "Cối xay gió" thì coi như chưa đến Thung Nai. Có cái tên như vậy là bởi tại đây có một chiếc cối xay gió to lừng lững trên một hòn đảo nhỏ làm du khách thấy ngỡ ngàng. Trong những ngày thấp nước, để lên đến chân Cối Xay Gió, phải leo qua hàng trăm bậc thang mới lên đến nơi. Ông chủ nhà hàngtên Trần Đức Duy - vốn là dân đi Nga về nay làm ở Viện Khoa học kỹ thuật quân sự bảo: "Cảnh đẹp Thung Nai thu hút tôi ngay từ lần đầu đến đây bởi nét hoang sơ, mộc mạc. Bởi thế mà tôi mới mở nhà hàng này".
Đến Thung Nai mà không ăn nghỉ ở nhà hàng "Cối xay gió" thì coi như chưa đến Thung Nai Xứ Mường, nên món ăn nơi này cũng mang đậm nét dân dã nhưng cầu kỳ, tinh tế. Thịt lợn Mường nướng với mật đặt trên lá chuối, phần bì quay vàng ươm, giòn tan. Cásông Đà nướng vàng, đặc biệt ở đây còn có món cá xông khói theo kiểu Nga không nơi nào có được. Lại thêm món cá cuốn lá lốt kèm theo lá mơ, đinh lăng, chuối, khế... thái chỉ chấm với mắm ớt. Chị Nhi người Mường - đầu bếp của quán, cầm chén rượu chân tình mời khách: "Mình là người Mường, mình nấu ăn không có ngon lắm đâu, ăn chưa ngon đừng chê nhé".
Đặc sản Thung Nai- đặc sản xứ Mường thân thương Vừa thưởng thức đặc sản xứ Mường, cùng cà kê nhấm chén rượu Mường với chủ quán " Cối Xay Gió" Vừa thưởng thức đặc sản xứ Mường, cùng cà kê nhấm chén rượu Mường, nghe tiếng đàn guitar tình tang cùng ông chủ "ham chơi", hát lên những bản tình ca như “Đôi bờ”, “Chiều Mátxcơva”... Rồi tiếng hát Tây Bắc chen lẫn dân ca xứ Mường vang lên, kéo dài đến đêm khuya... Khách du lịch dù ở nơi phương trời nào cũng tự nhiên cảm thấy xích lại gần nhau, cùng hát chung bài ca theo tiếng đàn tiếng sáo bên ánh lửa trại bập bùng tình bằng hữu.
Ta đã trót yêu Thung Nai - chốn bình yên, thấm đẫm tình người, mất rồi Nên thơ và dịu dàng, khoáng đạt và lãng mạn là những gì người ta nhớ về Thung Nai. Để rồi khi lên đường quay về với bộn bề cuộc sống, công việc bạn hẳn sẽ nghĩ lại, cảm nhận lại và biết chắc rằng mình đã trót yêu Thung Nai - chốn bình yên, thấm đẫm tình người, mất rồi.
Mách nhỏ: Các điểm chơi tại Thung Nai : - Đền Bà chúa Thác Bờ (có 2 đền thờ bà người Dao và bà người Mường)
- Đảo và Nhà nghỉ Cối xay gió - Chợ Bờ (họp buổi sáng chủ nhật) - Động Thác Bờ. - Bản và động Ngòi Hoa - Bè nuôi cá lồng trên hồ - Ăn nghỉ và thuê thuyền tại Nhà nghỉ Cối xay gió. - Đi chơi ở Thung Nai rất thích hợp cho các bạn học sinh - sinh viên thích khám phá đồng thời chi phí cũng không quá đắt. Nếu đi một đoàn trên 20 người, mỗi người chỉ cần đóng khoảng 300.000 đồng là vừa.
- Số điện thoại của quản lý nhà nghỉ Cối xay gió, Anh Đàn 0986 416 286
|
Mr Đàn 0986 416 286
Ms Mơ 0987 303 118